Chọn MENU

Gốm sứ cổ là gì? Cách nhận biết gốm sứ cổ bạn cần biết ?

Gốm sứ cổ là vật phẩm có giá trị lớn về mặt tinh thần, thẩm mỹ và kinh tế. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm và kiến thức phân biệt, người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn khi mua. Để hiểu hơn về vấn đề này, dưới đây là một số đặc điểm “nhận diện” gốm cổ qua các thời kỳ, cùng tìm hiểu nhé.

gom-su-co-la-gi.jpg

Đồ gốm xưa có giá trị kinh tế rất lớn (Ảnh: Internet)

Gốm sứ cổ là gì?

Đồ cổ gốm sứ là những món đồ vật được làm từ thời gian rất lâu về trước. Tuổi đời của chúng có thể là hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Gốm cổ xưa có những hình dạng, hoa văn riêng độc đáo. Cũng chính vì tồn tại qua thời gian dài nên chúng rất hạn chế về số lượng, thậm chí là chỉ có một sản phẩm duy nhất. Do đó, chúng có giá trị lớn và giá trị được đánh giá theo niên đại xuất hiện và chất liệu làm nên. Ngày nay, gốm sứ Lam Bát Tràng cổ xưa qua hàng trăm năm cũng được nhiều người tìm mua với mức giá cao ngất ngưởng. Nhưng giá trị tinh thần mà nó mang lại lại rất lớn.

Giá trị gốm sứ cổ thời nay

Mang trong mình nhiều giá trị, gốm sứ cổ nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người. Giá trị của đồ gốm sứ cổ đến từ màu sắc, hoa văn, chạm khắc, lớp men. Bên cạnh đó, những cổ vật còn nguyên vẹn, càng “cổ” thì càng có giá trị cao hơn và được nhiều người chú ý. Tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của từng người, chúng sẽ có những giá trị khác nhau.

  • Giá trị văn hóa Việt: Gốm cổ mang giá trị văn hóa, thể hiện đậm nét qua lớp men và họa tiết trang trí. Các họa tiết trang trí từng giai đoạn “tái hiện” phong tục tập quán sinh hoạt đặc trưng của cộng đồng. Chẳng hạn như các họa tiết nhảy múa, chèo thuyền, săn bắn, gia súc, gia cầm chim, thú trên đồ gốm Sa Huỳnh… là bức tranh sinh động về cuộc sống lao động của người Việt thời đó.
  • Giá trị lịch sử: Ra đời khá sớm, đồ gốm gắn liền với đời sống hằng ngày của người Việt. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua thời gian chúng vẫn tồn tại mang đậm dấu ấn lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử, vật phẩm sẽ có những đặc điểm riêng biệt, phản ánh đặc trưng của giai đoạn đó.
  • Sở thích sưu tầm: Ngày nay, ngày càng có nhiều người đam mê sưu tầm gốm cổ xưa. Không với mục đích mua bán, những người sưu tầm muốn lưu giữ và giới thiệu chúng đến mọi người như một “thú chơi” tao nhã, độc đáo.
  • Giá trị trang trí, trưng bày: Cũng có khá nhiều người bỏ số tiền lớn để sưu tầm đồ gốm cổ để trưng bày trong nhà. Gốm cổ trưng bày trong nhà có tác dụng trang trí, tạo nên không gian sang trọng, trang nhã.
  • Giá trị kinh tế: Đồ gốm cổ là sản phẩm mang giá trị kinh tế cao đối với những người kinh doanh. Hiện nay, đồ cổ được bán trên thị trường với mức giá từ vài triệu đến hàng chục tỷ đồng. Thực tế, kinh doanh mặt hàng này đã giúp nhiều người thu được khoản lợi nhuận rất lớn. 

Cách nhận biết gốm sứ cổ chính xác

Với những người chơi đồ cổ chuyên nghiệp thì việc phân biệt và nhận biết gốm sứ cổ và gốm giả cổ là việc không hề khó khăn. Bởi đồ gốm chế tác trong những giai đoạn khác nhau cũng sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là một số kiến thức giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân biệt theo các giai đoạn lịch sử. 

cach-nhan-biet-gom-su-co.jpg

Phân biệt đồ sứ cổ thật hay giả là điều không đơn giản (Ảnh: Internet)

Gốm sứ thời nhà Minh

Gốm sứ thời Minh là những sản phẩm được làm ra trong thời nhà Minh (Trung Quốc). Giai đoạn này kéo dài từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Đặc điểm chung trong giai đoạn này là xương gốm mỏng và đều, họa tiết trang trí phong phú, đa dạng. Có thể kể đến một số nhóm họa tiết trang trí như nhân vật, lông vũ (phượng, thiên nga, công, hạc…), thực vật (hoa cúc, mẫu đơn, tùng, trúc, mai…), động vật (sư tử, rồng, kỳ lân, nai…). Bên cạnh đó, gốm sứ cổ thời Minh còn thường có những nốt gỉ sắt trên men trắng xanh.

Gốm sứ thời Nguyên

Đồ gốm chế tác trong giai đoạn thời nhà Nguyên thường tương đối nặng tay, cứng, có men màu xanh trắng, màu xanh nhạt hoặc hơi ngả sang màu vàng. Chùm nho là họa tiết trang trí quen thuộc thường thấy trong đồ gốm giai đoạn này. Bên cạnh đó, các đường nét trang trí mang đậm phong cách Mông Cổ, nét vẽ còn thô, chưa mang tính thẩm mỹ cao. 

Gốm sứ thời nhà Thanh

Đồ gốm thời nhà Thanh (1644 – 1912) đa dạng như ống cắm bút, chóe cao có nắp, tượng người, động vật... Đặc điểm chung của gốm sứ giai đoạn này là xương gốm hoàn toàn bằng cao lanh rất mỏng, độ liên kết cao, độ kết tinh của xương men thường có màu sắc trắng ngà và xám. Dòng men chủ đạo được sử dụng là men trắng vẽ lam, men nâu vẽ lam. Họa tiết trang trí phong phú, đặc sắc từ những chi tiết đơn giản đến những bức tranh công phu tả động vật, thực vật, phong cảnh, điển tích… 

gom-su-thoi-nha-duong.jpg

Gốm sứ cổ trung hoa thời nhà Thanh

Gốm sứ thời Tống

Thời nhà Tống kéo dài từ năm 960 đến 1279. Đây cũng được xem là giai đoạn phát triển của gốm sứ. Vào đời Tống trong giai đoạn này thường nặng tay, gốm sứ được nung với lửa nhiệt độ cao nên bền chắc. Đồng thời, thời kỳ này ảnh hưởng tư tưởng Lão Giáo nên đồ vật mang vẻ nguyên sơ, không dùng áo men lớp ngoài. 

Gốm sứ thời Lý Trần

Đây là giai đoạn vàng của lịch sử phát triển gốm sứ tại Việt Nam. Về hình dáng, những sản phẩm gốm giai đoạn này thường lấy cảm hứng từ hình tượng trong thiên nhiên như hoa, quả. Hoa văn trang trí chính là hoa lá, chim, thú. Nước men trắng cũng được nghiên cứu thành công và ứng dụng vào các sản phẩm gốm sứ thời này. Gốm Bát Tràng xưa cũng được “khai sinh” trong thời Lý Trần. 

Gốm sứ thời nhà Đường

Đồ gốm sứ nhà Đường đa dạng, tinh xảo, chủ yếu là men đơn sắc. Đồ gốm tráng men phong phú thường có các màu màu vàng, xanh lá cây, tím, nâu, xanh dương, đen. Một đặc điểm khác trong giai đoạn này là nhẹ, xốp, được nung với lửa nhiệt độ thấp nên khá dễ vỡ. 

gom-su-thoi-nha-duong1.jpg

Gốm sứ thời nhà Đường nhẹ tay, khá dễ vỡ, màu men tráng phong phú

Giá đồ gốm sứ cổ như thế nào ?

Việc mua bán gốm sứ cổ đã xuất hiện từ khá lâu. Cho đến nay, việc định giá cho sản phẩm gốm sứ cổ chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm. Những vật có niên đại càng lâu thì càng có giá trị cao. Chính vì thế, đồ cổ có mức giá bán khá cao so với mặt bằng chung các sản phẩm thông thường trên thị trường. Giá có thể từ vài triệu đến vài trăm triệu. 

Trong cùng loại sản phẩm, giá bán của đồ gốm cổ cũng có sự khác biệt. Nhìn chung, giá bán chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố độ cầu kỳ, tinh xảo của họa tiết trang trí, cách thức trang trí (đắp nổi, vẽ thường), đặc biệt là thời gian “ra đời”. Gốm sứ càng cổ xưa sẽ thường càng có giá trị cao.

Mua bán gốm sứ cổ ở đâu ?

Hiện nay nhu cầu muốn sở hữu những cổ vật lưu giữ giá trị thời gian ngày càng cao. Vì vậy, có khá nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, cũng có không ít đơn vị phục chế gốm sứ cổ xưa được gọi là đồ giả cổ. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến người mua nhầm lẫn. 

Do đó, khi bước vào cuộc chơi sưu tầm đồ gốm cổ, người mua cần thận trọng, tìm hiểu kỹ càng. Đồng thời, bạn cũng cần phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm để hạn chế mua phải những vật không có giá trị. Tìm đến những địa chỉ kinh doanh uy tín cũng là một cách giúp người mua không phải mất tiền “oan”.

Phân biệt và nhận biết đồ gốm sứ cổ không dễ nhưng cũng không phải là việc khó. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, bạn có thể nhận biết được đồ gốm cổ đẹp, chuẩn của từng giai đoạn lịch sử.

Nếu bạn muốn mua vật phẩm gốm sứ đẹp mắt và chất lượng cao, Gốm sứ Hào Thơ hân hạnh được phục vụ bạn. Bạn vui lòng gọi đến hotline 1800 1582 - 0903 121 456 để được hỗ trợ tư vấn, mua hàng nhanh chóng!

Chia sẻ