Chọn MENU

Men gốm là gì? Các loại men gốm thường gặp?

Men gốm theo như chia sẻ của các nghệ nhân làng nghề truyền thống Bát Tràng là yếu tố chiếm đến 50% khả năng thành công của một sản phẩm gốm sứ. Nếu như hình dáng của một sản phẩm gốm sứ phụ thuộc nhiều vào đôi bàn tay của người nghệ nhân gốm thì men gốm sẽ quyết định vẻ đẹp thần thái mà sản phẩm muốn thể hiện.

lop-men-se-quyet-dinh-ve-dep.jpg

Lớp men sẽ quyết định vẻ đẹp và sức hấp dẫn của sản phẩm

Men gốm là gì?

Men gốm là lớp thủy tinh thường có độ dày từ 0,15-0,4mm bọc xung quanh của bề mặt xương gốm. Lớp thủy tinh này được hình thành trong quá trình nung đốt, có tác dụng tạo bề mặt men gốm trở nên cứng, kín đặc hơn, trơn nhẵn và bóng loáng.

men-gom-la-gi.jpg

Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm

Thành phần của men gốm

Men gốm được chế tạo từ các nguyên liệu là tạp chất chứa nhiều chất oxit như: Li2O, Na2O, K2O, PbO, B2O3, CaO, ZnO, Al2O3, Fe2O3, MgO, SiO2… dưới dạng các nguyên liệu khoáng trạng thái dẻo như fenspat, thạch anh, cao lanh, nguyên liệu hóa học không dẻo. Các nghệ nhân sẽ đo tỷ lệ rồi nghiền mịn thành chất lỏng sền sệt, nhúng lên bề mặt thân xương gốm, nung ở nhiệt độ cao.

Đặc điểm của các loại men gốm

Mỗi sản phẩm men gốm thường có những đặc trưng sau:

  • Men gốm có tính chất bề mặt ổn định và điều này sẽ giúp sản phẩm đẹp mắt, bóng bẩy sau khi nung.
  • Có khả năng nóng chảy đồng nhất ở nhiệt độ xác định. Đây là yếu tố tiên quyết để lớp men phủ lên bề mặt gốm sứ.
  • Hệ số giãn nở nhiệt của men gốm và xương gốm phải tương đồng. Nếu một trong hai hệ số chênh lệch chắc chắn sẽ dẫn đến co, nổ hoặc nứt men… trong quá trình nung và làm nguội sau đó.
  • Thành phần hóa học của men gốm chủ yếu bao gồm bốn chất hóa học: chất nền, chất tạo màu, chất trợ dung và chất phụ. Trong thành phần của hầu hết các loại men hàm lượng silic dioxit chiếm hơn 50%. Các thành phần phải an toàn cho xương gốm. Nếu thành phần hóa học quá mạnh có thể gây ra nứt vỡ sản phẩm trong khi nung.

Lợi ích của men gốm

Lớp men gốm sứ có các tính chất vật lý và hóa học tương tự thủy tinh không thấm nước, mịn nhưng bề mặt cứng hơn, sáng bóng và không dễ bám bẩn. Men gốm quyết định và chất lượng, độ bền đẹp của gốm sứ sau nung. Bên cạnh đó nó còn có thể cải thiện độ bền cơ học, độ bền nhiệt và tính chất hóa học của sản phẩm. Việc tráng men giúp cho bình gốm sứ giữ được chất lỏng, màu sắc đa dạng và qua đó các nghệ nhân thể hiện được nhiều hơn tay nghề tài hoa của mình.

Các loại men gốm 

Men nâu

Đây là loại men được sử dụng đầu tiên ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng trứ danh. Ngày nay, men nâu vẫn được khách hàng ưa chuộng vì vẻ đẹp rất mộc mạc và tự nhiên. Đặc biệt đối với những ai yêu thích nét đẹp văn hóa hoài cổ từ xa xưa. Trong mọi không gian dù hiện đại hay cổ điển thì gốm sứ từ men nâu vẫn phù hợp. Gốm tráng men sắc nâu được nhiều gia chủ kết hợp với bên trong không gian thiết kế nội thất bằng gỗ. 

men-nau.jpg

Men nâu là loại men được sử đầu tiên ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng trứ danh

Men rạn Bát Tràng

Men rạn đắp nổi Bát Tràng được tạo ra nhờ sự chênh lệch của độ co giữa men và xương gốm. Xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16 tại các lò gốm Bát Tràng. Nguyên liệu chính là đá trường thạch, đá vôi… nghiền nhỏ phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm rồi đun ở nhiệt độ 1100-1200 độ C. Sau đó đánh bằng nước củ nâu (ngày nay thường dùng là thuốc tím). Sau khi nguyên liệu ngấm sẽ nổi lên những khe rạn trên bề mặt. Đây là loại men vô cùng nổi tiếng của người Bát Tràng, xuất hiện trên những chiếc bình vô, vò, lư hương, nghê thời Lý, Trần được các người chuyên sưu tầm đồ cổ săn lùng và tìm kiếm. 

Men lam

Gốm men lam là loại men đời đầu của gốm sứ Bát Tràng, được xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm cao lanh, trường trách, hạ triệu… Cùng với đó là các loại đá màu được nghiền nhỏ trong khoảng 70-80 tiếng liên tục. Men lam nung ở nhiệt độ 1200-1300 độ C để tạo ra các loại bát dĩa, lư hương, ấm chén, chân đèn dầu, bình hoa…

men-lam.jpg

Men lam là loại men đời đầu sử dụng làm gốm sứ Bát Tràng

Men trắng

Men trắng được sử dụng phổ biến trong những sản phẩm gốm sứ để mang đến vẻ đẹp thuần khiết và mỹ quan cao cho sản phẩm. Men trắng thường được phủ lên sản phẩm chứ ít khi dùng để vẽ trang trí. Khi sử dụng cho bộ bát đĩa, men trắng dùng cho bộ bát đĩa và ấm chén thường đun ở nhiệt độ cao để loại bỏ tạp chất gây hại.

Men ngọc

Men ngọc là màu xanh khi pha trộn giữa FeO và Fe2+, có thể bị khử một phần Fe. Màu sắc của men ngọc thường ở nhiều trạng thái, từ xám đến lục ngả vàng. Do đó, nghệ nhân phải tạo trước chất màu của men ngọc. Sau đó mới tiến hành phun màu ngọc lên bề mặt sản phẩm và tráng thêm lớp men trong mới để hoàn thiện sản phẩm.

men-ngoc-hay-men-reu.jpg

Men ngọc hay men rêu đẹp mắt, bóng bẩy là sản phẩm nhiều khách hàng ưa chuộng

Men kết tinh

Nếu thành phần men có những cầu tử gây mầm kết tinh. Khi làm nguội thì độ nhớt đủ nhỏ để các mầm kết tinh tự lớn lên thì sẽ nhận được men kết tinh. 2 giai đoạn của quá trình kết tinh:

  • Giai đoạn tạo mầm ứng với khoảng nhiệt độ tạo ra số mầm kết tinh nhiều nhất.
  • Giai đoạn mầm tinh thể lớn lên với khoảng nhiệt độ làm mầm tinh thể phát triển phát triển kích thước lớn nhất.

Men xanh

Gốm men xanh rêu hay màu xanh ngọc là anh em với men lam, xuất hiện từ thế kỷ 14. Nó có nguyên liệu gần giống với men lam, những loại men này dùng đá màu khác để tạo ra màu xanh rêu đặc trưng. Màu này thường dùng để vẽ mây, tô lên nhiều góc mảng diềm, đế và cột dọc của long đình, chân đèn, đế nghê, lư hương.

Men hỏa biến

Men hỏa biến là đỉnh cao của bước nung gốm. Men hỏa biến được hình thành trong quá trình biến đổi nhiệt độ giống men rạn nhưng theo 1 cách hoàn toàn khác. Nó được tạo ra do sự tương tác hóa học giữa oxit sắt và titan cùng nhiệt. Mỗi sản phẩm gốm men hỏa biến đều có màu sắc khác nhau, nhưng đặc biệt là màu của men tạo ra chứ không phải do màu pha với các loại men tráng gốm. Vì thế, nhiều người cho rằng men hỏa biến chính là tinh hoa của nghệ thuật chỉnh nhiệt độ khi nung gốm.

men-hoa-bien.jpg

Men hỏa biển là đỉnh cao nung gốm của sản phẩm gốm sứ

Công thức men gốm

Trong công thức gốm sứ, người ta thường dùng tỷ lệ phân tử và tất nhiên có thể chuyển đổi qua lại giữa hai công thức. Seger đã đưa ra cách sắp xếp các oxit có trong thành phần men thành 3 nhóm chính: oxit bazo, oxit axit, oxit lưỡng tính. Tập hợp này gọi là công thức Seger của men. Khi nóng chảy phải đồng nhất mà không cần đến sự trợ giúp cơ học này như thủy tinh.

Do đó, điều cần thiết đầu tiên là phải tạo ra một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ mong muốn. Trong quá trình nóng chảy các oxit trong men phản ứng với bề mặt xương gốm để tạo ra lớp trung gian, ảnh hưởng đến độ bền cơ học của men. Nó không chỉ phục thuộc vào thành phần hóa học chung mà còn phụ thuộc từng oxit riêng mà người nghệ nhân đưa vào.

men-gom-su-cao-cap.jpg

Men gốm sứ cao cấp được chế tác qua nhiều công đoạn

Quá trình làm nguội xảy ra ngược với quá trình nung. Nếu hệ số giãn nở nhiệt của men và xương không phủ hợp nhau sẽ gây ra bong hoặc nứt men. Bên cạnh đó hệ số giãn nở nhiệt của men và xương phải phù hợp nhau.

Men sau nung phải cứng nhẵn, bóng (ngoài trừ men mat). Men phải trong suốt, không màu, sáng bóng. Nhưng không phải lúc nào cũng như mong muốn nên người thợ lành nghề phải vô cùng tỉ mỉ và dày dặn kinh nghiệm. Nếu xương gốm có màu thì phải dùng men đục để che lấp màu của xương, có thể chế tạo men mat, kết tinh hoặc vô số men màu khác. Vừa rồi chúng tôi vừa chia sẻ những thông tin hữu ích về men gốm hiện nay cũng như công thức tạo ra. Bài viết trên phần nào giúp bạn hiểu hơn về gốm sứ khi muốn mua gốm sứ.

Các loại gốm sứ tại Gốm sứ Hào Thơ được chế tác công phu bằng bàn tay tài tình của các nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm. Với các loại gốm sứ độc đáo từ vật phẩm phong thủy, bày trí đến đồ gia dụng da dạng, phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng. Bạn có thể chiêm ngưỡng và tham khảo các dòng gốm tại Gốm sứ Hào Thơ. Hotline hỗ trợ bạn nhanh chóng trong quá trình đặt mua và giao hàng: 1800 1582 - 0903 121 456.

Chia sẻ