Chọn MENU

Nghề làm gốm và các nguyên liệu làm Gốm Bát Tràng có thể bạn cần biết ?

Nhắc tới Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới Phở Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm, 36 phố phường, một nền văn hóa lâu đời… Và không thể không nhắc đến, một nghề truyền thống vô cùng độc đáo thu hút du khách thập phương, đó chính là nghề làm gốm sứ Bát Tràng. Những người thợ lành nghề luôn tỉ mỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện những nét đẹp tinh hoa xưa và nay, gìn giữ giá trị vô giá của người Việt. Cuộc sống có hiện đại đến đâu thì nghề làm gốm cổ truyền Bát Tràng vẫn trở thành một tài sản quý báu của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Mà bất kỳ du khách nào cũng luôn muốn khám phá và tìm hiểu hơn nữa về nó.

cac-lang-nghe-gom-lau-doi-bat-trang.jpg

Các làng nghề gốm lâu đời như Bát Tràng luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Nghề làm gốm là gì?

Là một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời tại Việt Nam, Gốm sứ Bát Tràng xuất hiện có thể nói là từ 6000-7000 năm trước. Tức là trong thời kỳ của tổ tiên chúng ta, gốm sứ xuất hiện trong các di chỉ văn hóa ở các vùng văn hóa như Bắc Sơn, Hòa Bình… Qua nhiều năm phát triển thì nghề gốm có nhiều thay đổi để đáp ứng nhu cầu của con người hiện tại, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.

Gốm sứ được nung từ đất và không cần phải tráng men. Xưa kia sản phẩm của gốm được giữ nguyên màu của đất sau nung là màu vàng, cam và đỏ cam. Màu nguyên bản này chưa tô vẽ, rất mộc mạc.

tac-pham-nghe-thuat-gom-su-bat-trang.jpg

Các tác phẩm nghệ thuật gốm sứ Bát Tràng

Đến nay, các sản phẩm của gốm sứ nguyên bản vẫn được ưa chuộng. Bên cạnh đó các nghệ nhân còn rất thích sáng tạo trên đôi bàn tay điêu luyện của mình. Những nét vẽ uốn lượn, cầu kỳ, khéo léo mang tới những màu sắc thú vị hơn cho sản phẩm gốm sứ Bát Tràng.

Lịch sử làng gốm Bát Tràng

Những năm gần đây, gốm Việt nói chung và các làng nghề gốm ở Hà Nội nói riêng đang phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước với nhiều thương hiệu nổi tiếng ra đời. Tuy nhiên, không vì thế mà mất đi hồn của chúng. Gốm đã trải qua hàng nghìn năm xây dựng, bảo tồn và phát triển. Các sản phẩm đều có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, thể hiện tinh hoa và bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Sau nhiều biến cố và thăng trầm, nhưng ý nghĩa của làng gốm bát tràng vẫn là những nét tinh hoa luôn được giữ gìn, bảo tồn, đan xe với tiếp biến và đổi mới. Đến nay vẫn tồn tại và phát triển cho đến bây giờ.

Các loại đất làm gốm sứ

Nguyên liệu làm gốm Bát Tràng hiện nay trên thị trường chủ yếu từ đất Trúc Thôn và đất Cao Lanh. Đây là hai loại đất được sử dụng nhiều trong sản xuất gốm sứ cao cấp của Bát Tràng. Dưới tay nghề các nghệ nhân đế phủ lên lớp men hoa văn và màu sắc tinh tế.

Đất Cao Lanh

Đất Cao Lanh: Đây là một trong các loại đất làm gốm sứ hàng đầu và phổ biến. Loại đất này có đặc tính là đất rẻ và bở, có thể chịu được nhiệt độ nung cao, từ đó tạo ra những dòng sản phẩm có chất lượng cao, nặng tay, chắc chắn, bền đẹp mà giá cả lại phải chăng cho mọi người tiêu dùng.

dat-cao-lanh.jpg

Đất Cao Lanh được sử dụng phổ biến để làm gốm sứ

Đất Trúc Thôn

Là loại vật liệu gốm từ đất sét có độ dẻo cao, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa cao khoảng 1650°C và khó tan trong nước. Thành phần có nhiều chất như Al203, Si02;  Na2O, CaO; Fe203; MgO; K2O; Ti02. Mặc dù loại đất này được thợ gốm lại rất ưa dùng nhưng chứa hàm lượng oxit sắt khá cao nên độ ngót khi sấy khô lớn. Sản phẩm hao đi một chút. Các sản phẩm tạo từ đất Trúc Thôn sẽ có màu đục, ngà ngà chứ không được trắng. Hiện nay trong quy trình được phát triển, các loại gốm sứ đều làm từ sứ cách điện, có thể chịu lửa cao và hợp vệ sinh.

dat-truc-thon.jpg

Đất Trúc Thôn có màu đục, ngà ngà chứ không được trắng

Nguyên liệu làm gốm Bát Tràng

Nguyên liệu sản xuất gốm sứ chính là đất Cao Lanh hoặc đất Trúc Thôn; đá trường thạch, đá thạch anh; cát thạch anh; đất sét trắng. Các chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam là một trong những đất nước có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao có thể sản xuất men và màu cho gốm sứ. Sản xuất gốm sứ ở Việt Nam trải qua nhiều thế kỷ, các công thức sản xuất xương, men, màu vẫn là những bí quyết các làng nghề. Nguồn nguyên liệu sản xuất gốm sứ chất lượng cao cùng những bí quyết lâu đời riêng kết hợp công nghệ hiện đại mà sản phẩm gốm ngày càng tinh xảo, đáp ứng kỳ vọng của người sử dụng trong và quốc tế.

Dụng cụ làm gốm

Dụng cụ làm gồm có: Khuôn, màu oxit vẽ gốm, men các màu cơ bản và bộ dụng cụ cơ bản như: cây lăn cán đất, dụng cụ tạo hình cơ bản, hũ hồ đất dán đất, mút xốp làm láng mịn bề mặt sản phẩm, đất…

Quy trình làm gốm sứ truyền thống

Để tạo thành sản phẩm gốm, cần phải trải qua nhiều công đoạn, tóm gọn lại bằng qúa trình gồm 5 bước chính:

Lựa chọn và xử lý đất

Nguyên liệu chính là đất sét nên đầu tiên phải lựa chọn loại đất tốt. Sau đó cho đất đi tinh luyện để loại bỏ các tạp chất, lúc này đất sẽ đạt độ mịn và dẻo. Đất được tưới no nước để có độ ẩm phù hợp, Sau đó đất được thái mỏng thành nhiều miếng, loại bỏ đi tạp chất bên trong và làm mềm để tạo thành đất dẻo, mịn.

giai-doan-lua-chon-va-xu-ly-dat.jpg

Giai đoạn lựa chọn và xử lý đất

Tạo hình

Tạo hình là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất gốm sứ truyền thống để tạo nên những sản phẩm có độ tinh tế cao. trong đó có 3 phương pháp tạo hình chính, cụ thể:

  • Tạo hình trên bàn xoay: Phương pháp tạo hình trên bàn xoay thường dùng để sản xuất các sản phẩm như lọ, bình, chum, bát… có kích thước lớn. Yêu cầu phải có đất kỹ và có độ dẻo nhất định. Sau khi nặn thành những dây dài và tô như cổ tay, người thợ sẽ ngắt từng đoạn và làm thành khoanh tròn giữa bàn xoay và bắt đầu chuốt khuôn. Với mỗi sản phẩm, yêu cầu và vẻ ngoài khác nhau thì kích thước, độ dày và mỏng của sản phẩm đều được quyết định bởi khâu này.
  • Tạo hình bằng khuôn: Phương pháp này sẽ tạo ra các sản phẩm gốm dựa trên khuôn sẵn, thường dùng để sản xuất số lượng lớn như bát đĩa, chén, ly, đồ gia dụng khác nhau…
  • Nặn bằng tay: Là phương pháp dành riêng cho sản phẩm hoặc chi tiết có độ cầu kỳ và khó cao. Nó cần đến sự tỉ mỉ của bàn tay người thợ.
  • Trang trí: Giá trị của nghề làm gốm không chỉ thể hiện ở bước chọn đất, tạo hình mà còn là quá trình trang trí cho sản phẩm góp phần thể hiện những đặc trưng ăn hóa Việt. Với đôi bàn tay tài tình, thợ gốm có thể vẽ trực tiếp lên gốm; chuốt, khắc trực tiếp hoặc in khuôn.

giai-doan-tao-hinh-gom-rat-quan-trong.jpg

Giai đoạn tạo hình rất quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao của thợ lành nghề

Phơi và sấy

Sau khi tạo dáng xong và cảm thấy ổn thỏa sẽ tới giai đoạn hoàn chỉnh là phơi và sấy. Đối với làng nghề gốm Bát Tràng, trước đây họ dùng ánh nắng mặt trời để phơi trực tiếp nhưng thời gian khá lâu. Chính vì vậy mà giờ đây họ sử dụng lò sấy để đảm bảo nhanh và tiện lợi hơn. 

Tráng men

Sau khi sản phẩm gần hoàn thành thì nghệ nhân sẽ nung qua sau đó tráng men hoặc tráng men ngay giai đoạn này. Có nhiều kỹ thuật tráng men như sau: phun men hoặc dội men, láng men. Trong đó phương pháp láng men là phổ biển nhất. Đây là kỹ thuật vô cùng khó phải có tay nghề cao.

trang-men-gom.jpg

Giai đoạn tráng men

Nung sản phẩm

Giai đoạn nung sản phẩm trong quy trình nghề làm gốm chính là nung sản phẩm với nhiệt độ khác nhau. Ví dụ gốm đất thường nung ở 600-900 độ C gốm sành nâu cao hơn từ 1100-1200 độ, gốm sành trắng từ 1200 - 1300 độ C. Mỗi loại gốm còn được nung trong các loại lò khác nhau. Thời gian nung khoảng 12 giờ đến 1 ngày, sau đó để nguội tầm 3 ngày rồi sẽ được đưa ra lò.

Có thể nói, tình yêu, niềm đam mê với nghề với công việc này là rất lớn mới có thể vượt qua nhiều đổi thay của cuộc sống hiện đại mà giữ được quốc hồn quốc túy của làng nghề. Việc chạy theo xu hướng và cái mới của con người không làm những người thợ truyền thống mai một và rời bỏ công việc yêu thích này. Không những vậy mà các làng gốm còn ngày càng cho ra đời những dòng sản phẩm độc đáo hơn, đa năng hơn, hợp thị hiếu người tiêu dùng mà giá thành lại rất hợp lý.

nhung-dong-gom-bat-trang-doc-dao-va-dep-mat.jpg

Những dòng sản phẩm độc đáo và đẹp mắt được khách hàng ưa chuộng

Đó là lý do mà Gốm sứ Hào Thơ - Một trong những công ty sản xuất Gốm sứ uy tín, chuyên nghiệp tại Bát Tràng, Hà Nội. Luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo cho ra đời những dòng sản phẩm mang chất lượng cao, sang trọng, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất.

Để đặt mua các sản phẩm gốm sứ độc đáo từ Gốm sứ Hào Thơ, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ hotline 1800 1582 - 0903 121 456 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chia sẻ